Thế giới lưu ý Trường_lũy_Quảng_Ngãi

Ngày 27 tháng 3 năm 2011, đoàn đại sứ các nước Châu Âu gồm: Pháp, Ba Lan, Hungary, Anh, Hy Lạp, România và Trưởng phái đoàn Liên Âu tại Việt Nam Sean Doyle đã cùng các nhà khoa học nước ngoài và nhà chức trách tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức hội thảo "Lịch sử quan hệ kinh tế và dân tộc" về di tích quốc gia Trường Lũy Quảng Ngãi.

Tại hội thảo, tham luận của các nhà khoa học đều thống nhất rằng:

-Trường Lũy không những chỉ có nhiệm vụ bảo vệ an ninh và quản lý nội địa; mà còn tạo điều kiện cho giao thương, mua bán giữa đồng bào miền ngược và miền xuôi, giữa miền núi và miền biển.-Công trình không chỉ có ý nghĩa lớn về giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội, là đường ranh giới đảm bảo về sự ổn định và hòa bình, là nơi giao thương mà còn có giá trị lớn về mặt quân sự, là cơ sở để quản lý, tạo mối quan hệ hòa hợp, gắn kết giữa cộng đồng các dân tộc.

Hiện nay, tỉnh Quảng Ngãi đã thống nhất giữ nguyên hiện trạng Trường Lũy trên cơ sở lấy Trường Lũy làm tâm, dọc theo hai bên lũy 500m là khu vực di tích.

Theo kỳ vọng của ngành chức năng, với di tích Trường Lũy, không chỉ là việc nghiên cứu mà còn tạo ra cơ hội về du lịch. Những cư dân sống dọc Trường Lũy sẽ có cơ hội về công ăn việc làm.[13]

Ngày 10 tháng 3 năm 2011, Trường Lũy Quảng Ngãi đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích cấp Quốc gia.

Liên quan

Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam Trường Đại học Ngoại thương Trường Trung học phổ thông chuyên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Trường Chinh Trường Đại học Duy Tân Trường Đại học Cần Thơ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai